Nguyễn Thị Minh Khai – Nữ Bí thư Thành uỷ kiên cường
Vững chí bền gan ai hỡi ai
Những vần thơ được viết bằng máu của Nguyễn Thị Minh Khai trong những ngày lao tù
Kiên tâm giữ dạ mới anh tài
Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ
Con đường cách mạng vẫn chông gai.
Những dòng thơ đầy khí phách của người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai trước khi ra pháp trường là lời nhắn nhủ gửi đến đồng bào, đồng chí đến hôm nay vẫn vẹn nguyên giá trị. Cuộc đời, tinh thần chiến đấu kiên cường, không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai mãi là tấm gương cho các thế hệ noi theo.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai cũng như tình cảm vợ chồng vẹn nguyên, tình mẫu tử thiêng liêng,… khiến cho ai nấy đều xúc động. Cảm động biết bao nhiêu khi chị phải dằn lòng gửi con còn đỏ hỏn trên tay cho các đồng chí của mình để tiếp tục hoạt động cách mạng. Người mẹ ấy khát khao được ẵm con trên tay, được hít hà làn da con trẻ thơm mùi sữa… Nhưng rồi vì sự nghiệp cách mạng, chị đành nuốt nước mắt vào trong. Hay chúng ta cảm phục trước sự hy sinh của vợ chồng đồng chí Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai. Khi bị bắt, biết hai người là vợ chồng, giặc đã đưa hai đồng chí về giam chung để đánh đòn tâm lý. Tuy nhiên, cả hai nhà cách mạng đã phải kìm nén tình cảm, gác tình riêng vì nghĩa lớn, nguyện hy sinh bản thân cho lý tưởng cộng sản.
Cách đây 111 năm, vào ngày 30/9/1910, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai (tên thật là Nguyễn Thị Vinh) sinh ra đời tại xã Vĩnh Yên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ, Nguyễn Thị Minh Khai được gia đình tạo điều kiện cho ăn học và sớm giác ngộ cách mạng, tham gia các phong trào yêu nước.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những Đảng viên lớp đầu tiên của Đảng được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ, huấn luyện đảng viên ở khu vực Trường Thi, Bến Thủy và tổ chức Hội Phụ nữ Giải phóng. Tháng 3/1930, đồng chí được cử sang Trung Quốc, nhận nhiệm vụ liên lạc với các tổ chức cách mạng Việt Nam ở trong nước. Sau một thời gian hoạt động cách mạng tại nước ngoài, năm 1937, đồng chí được phân công về công tác tại Sài Gòn và được cử vào Xứ ủy Nam Kỳ, là Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn.
Ngày 30/7/1940, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp bắt giam tại Khám Lớn – Sài Gòn, dù tra tấn hết sức dã man nhưng không thể lay chuyển được ý chí cách mạng kiên cường của nữ chiến sĩ cộng sản. Trong tù, chị tiếp tục vận động chị em phụ nữ tiến hành đấu tranh, chị đã dùng máu viết thơ, các câu khẩu hiệu lên tường xà lim để nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản như:
“Đã chen vai chung gánh việc đời
Nguyễn Thị Minh Khai
Phong trần đâu nữa để xem chơi
Hình ngục chính cho mình lưu dưỡng
Tù ngục là nơi nghỉ thảnh thơi
Dù đánh, dù treo, càng kiên quyết
Dù kìm, dù kẹp, chẳng sai lời
Hy sinh phấn đấu vì nhiệm vụ
Triệt để thực hành chết mới thôi”
Không khuất phục được nữ Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn, người cộng sản trung kiên, ngày 28/8/1941, thực dân Pháp đưa đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai và các đồng chí Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ… đi xử bắn tại Hóc Môn (Sài Gòn).
Nguyễn Thị Minh Khai đã tranh thủ thời gian cuối cùng của cuộc đời để bí mật viết vào mảnh giấy nhỏ cuộn tròn trong điếu thuốc gửi tới người đồng chí, người bạn đời Lê Hồng Phong đang bị đày ở nhà tù Côn Đảo
“Dù có chết, em hứa với anh, chung thủy với cách mạng, trung thành với Đảng. Em hứa mãi là người Cộng sản kiên cường. Mong anh cũng vậy!”
Trước khi ra pháp trường, biết mình sẽ chết, sẽ không còn được cống hiến tuổi trẻ và công sức của mình cho cách mạng, trước mũi súng của kẻ thù, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đã không cho chúng bịt mắt và hô vang khẩu hiệu:
Nguyễn Thị Minh Khai đã anh dũng hy sinh năm 31 tuổi, khi tuổi trẻ và chí khí cách mạng vẫn ngùn ngụt trong con người đồng chí. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đã ngã xuống nhưng khí phách anh hùng của người nữ đảng viên cộng sản mãi mãi sáng ngời trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân. Đồng chí là một trong hàng triệu người phụ nữ Việt Nam kiên cường, sẵn sàng ngã xuống, hy sinh vì lý tưởng cao đẹp của dân tộc…
VÕ NGUYỄN PHƯƠNG DUNG
Bài viết hoạt động “Ký Ức Tự Hào”